Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Chứng bệnh thủy đậu lây qua đường nào


Bệnh thủy đậu là một bệnh không hiếm gặp bây giờ, và dường như, ai cũng mắc bệnh thủy đậu ít nhất 1 lần trong đời, vậy có bao giờ bạn tự hỏi, bệnh thủy đậu bắt nguồn từ đâu và tại sao những người xung quanh chúng ta lại bị

Bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào?

Bệnh thủy đậu rất dễ truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay có thể lây qua dịch mũi, miệng bắn ra trong không khí khi bệnh nhân nói, khóc, ho, hoặc hắt hơi; và từ dịch của các nốt thủy đậu. Bệnh lây nhiều nhất trong vòng 2 ngày đầu sau khi nổi ban, cũng có thể lây trước khi nổi 1 ngày. Khả năng lây truyền kéo dài trong 6 ngày.(ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh. Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thuỷ đậu của họ đóng vảy.

Khoảng 90% những nguời nào chưa từng bị thuỷ đậu trong gia đình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một nguời thân bị nhiễm bệnh.


PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM BỆNH THỦY ĐẬU NHƯ THẾ NÀO?

Bạn Vũ Thu Ngà thân mến, nếu con của bạn vẫn chưa từng bị thủy đậu bao giờ và môi trường xung quanh của cháu đang có nhiều trẻ bị bệnh này, cách tốt nhất là bạn hãy đưa cháu đi tiêm phòng vaccine càng sớm càng tốt. Hiện nay đã có vaccine phòng chống thủy đậu có hiệu quả cao, tỷ lệ phòng bệnh lên đến 80 – 90%.
– Trẻ 12 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa bị thủy đậu: tiêm 1 lần.
– Trẻ trên 13 tuổi và người lớn chưa bị thủy đậu: tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 8 tuần.
Sau khi tiêm vẫn cần lưu ý tránh các hình thức tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ. Bạn nên dặn cháu khi lên lớp không vui đùa quá thân thiết với các bạn, không dùng chung các vật dụng cá nhân…


0 nhận xét:

Đăng nhận xét