Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Bà bầu nên ăn gì

Phụ nữ trong thời gian thai kỳ phải lựa chọn thực phẩm không những bổ dưỡng mà còn phải an toàn cho bé yêu của mình. Để giải đáp thắc mắc của nhiều mẹ gửi câu hỏi "Bà bầu nên ăn gì", dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm an toàn cho bà mẹ mang thai.

Bà bầu nên ăn gì?

Bà bầu nên ăn gì?

• Trái cây: 3- 4 phần ăn / một ngày:
Chọn các loại trái cây tươi, đông lạnh hay đóng hộp. Trái cây sấy khô hoặc nước ép trái cây 100% (nước trái cây tự nhiên, Chọn ít nhất một loại trái cây có múi (cam, bưởi, quýt) cho bữa ăn mỗi ngày bởi vì các loại trái cây này rất giàu vitamin C. Hạn chế uống nước trái cây không quá một ly mỗi ngày vì nước trái cây chứa hàm lượng calo cao hơn so với trái cây tươi và nó không cung cấp các chất xơ như việc ăn trái cây trực tiếp. Một khẩu phần trái cây tốt nhất bao gồm: táo hoặc cam, 1/2 quả chuối, 1/2 chén trái cây xắt nhỏ hoặc trái cây đóng hộp, 1/4 chén trái cây sấy khô hoặc 3/4 cốc nước ép trái cây 100%.

• Rau củ: 3-5 phần ăn/ ngày
Các loại rau củ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.Vì thế hãy điền tên chúng vào thực đơn hằng ngày của bạn. Chọn loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi), màu cam (cà rốt, khoai lang, bí ngô, bí mùa đông), màu vàng (bắp, ớt chuông vàng), và màu đỏ (cà chua, ớt chuông đỏ). Một khẩu phần rau hợp lý tương đương: 1 chén rau xanh ( cải bó xôi, rau xà lách) hoặc 1/2 chén rau xắt nhỏ được luộc chín hoặc ăn sống.

• Thực phẩm từ sữa: 3 phần/ ngày
Thực phẩm từ sữa cung cấp lượng canxi cần thiết cho bé phát triển và giữ cho xương của bạn mạnh mẽ. Để cơ thể có đủ lượng canxi, bạn nên uống sữa hay ăn sữa chua và phô mai mỗi ngày. Chọn các loại sữa và các sản phẩm từ sữa có ít hoặc không có chất béo để hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể và chất béo bão hòa. Nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose, hãy lựa chọn sản phẩm sữa lactose-free hay các loại thực phẩm, đồ uống giàu canxi khác như sữa đậu nành. Một khẩu phần sữa cân bằng gồm: 1 ly sữa hoặc 1 hộp sữa chua, 318 grams phô mai tự nhiên (cheddar hay mozzarella) hoặc 57grams phô mai chế biến sẵn.

• Thực phẩm cung cấp protein: 2-3 phần ăn/ ngày.
Chọn thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng. Bạn nên loại thực phẩm ít chất béo nhất.Các loại đậu (đậu pinto, đậu thận, đậu đen, đậu gà) hay đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại hạt, hạt giống rau cũng là một nguồn cung cấp protein dồi dào mà bạn có thể lựa chọn. Một khẩu phần thực phẩm cung cấp protein bao gồm: 57 grams - 85 grams thịt nạc, thịt gia cầm, cá được nấu sẵn. 1 Chén đậu nấu chín, 2 quả trứng, 2 muỗng canh bơ đậu phộng hoặc 1/4 chén các loại hạt.

• Các loại ngũ cốc: 3 phần ăn/ ngày
Theo khuyến cáo bạn nên ăn tối thiểu 6 phần ngũ cốc mỗi ngày. 50% Số ngũ cốc bạn dùng nên là ngũ cốc nguyên hạt. Bánh mì ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn và mì ống cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa chất xơ sẽ tốt cho đường ruột và giảm nguy cơ mắc chứng táo bón và bệnh trĩ trong quá trình mang thai. Dùng nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ có lợi hơn những loại thực phẩm làm bằng bột mì trắng. Một khẩu phần ngũ cốc tương đương: 1 lát bánh mì, 28 grams ngũ cốc chế biến sẵn (khoảng 1 chén ngũ cốc là tốt nhất), hoặc 1/2 chén ngũ cốc, gạo hay mì ống.

• Ăn thức ăn giàu protein: vì đây là thời điểm cơ thể thai nhi phát triển, cần protein để hình thành cơ thể thai nhi, bộ não bắt đầu phát triển, thực phẩm giàu protein là thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa…

• Thời kì mang thai 3 tháng giữa, thai nhi phải hấp thu một lượng lớn canxi để cấu thành nên bộ xương cho thai nhi, vì thế các mẹ bầu dễ bị thiếu canxi, gây đau răng viêm lợi… Chính vì thế các mẹ bầu nên tăng cường thức ăn thực phẩm giàu canxi như tôm con, tép, cua, sữa … để cung cấp đủ canxi cho thai nhi.

• Bổ sung sắt cho cơ thể qua việc ăn uống và viên sắt/folic mua ngoài tiệm thuốc: thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh … cần bổ sung vào mỗi bữa ăn để đề phòng việc thiếu máu cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu thiếu máu trong thời kì này dễ dẫn tới những hậu quả tai hại cho cả thai nhi và thai phụ, như có thể bị đẻ non, thai chết lưu, hay mẹ bầu có thể bị chảy máu nhiều sau sinh…

• Bên cạnh đó vitamin là chất không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các mẹ bầu: vitamin A giúp mẹ bầu có sức đề kháng tốt, tốt cho sự phát triển của thai nhi; vitamin B giúp cho sự phát triển của cả mẹ và con, đồng thời giúp mẹ bầu bài tiết sữa tốt sau sinh nở; cung cấp vitamin C đầy đủ có thể phòng chống bệnh thiếu máu; vitamin D giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu canxi và các khoáng chất tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của xương thai nhi và đề phòng loãng xương ở mẹ bầu. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin là rau xanh, hoa quả tươi, xương, trứng gà, cà rốt…


Thực phẩm bà bầu nên tránh

Ngoài nhóm thực phẩm kể trên, trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ cũng không được quên bổ sung đầy đủ các chất khác thông qua chế độ thực đơn dinh dưỡng khoa học, chế độ sinh hoạt, rèn luyện phù hợp, lành mạnh.

Đặc biệt trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, bên cạnh các loại thức ăn nên bổ sung thì các loại thực phẩm mà bà bầu nên kiêng để giữ thai nhi khoẻ mạnh được khuyên bao gồm: thực phẩm sống, tái, các thực phẩm ăn nhanh, đồ uống có cồn… Có vậy, câu hỏi “bà bầu nên ăn gì” sẽ trở nên cực kỳ đơn giản, dễ dàng ngay cả khi đó là lần đầu tiên mẹ mang thai.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Căn bệnh hở van tim nên ăn gì?

Hở van tim là bệnh gì?

Van tim của con người giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông hai chiều và tim không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể. Van tim bị hở sẽ làm quá trình lưu thông máu khó khăn hơn.

Bệnh hở van tim do 2 nguyên nhân gây ra: Nguyên nhân bẩm sinh, tức mới sinh ra đã có dị tật bẩm sinh ở tim. Nhóm thứ hai do nguyên nhân người bệnh có những bệnh lý mắc phải.

Hở van tim nên ăn gì


Bệnh hở van tim nên ăn gì?

Các thực phẩm giàu vitamin rất cần cho cơ thể, đặc biệt là đối với bệnh nhân hở van tim. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C thường có trong rau củ và trái cây tươi như cà rốt, cà chua, rau xanh, những loại trái cây có vị chua như bưởi, cam,… Chất vitamin khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của bệnh hở van tim.

Song song đó, rau xanh luôn là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào. Chất xơ trong rau rất có lợi cho người mắc bệnh tim vì hỗ trợ thúc đẩy quá trình oxy hóa giúp tim hoạt động tốt hơn.

Chất xơ trong thực phẩm được chia làm 2 nhóm là chất xơ hòa tan và không hòa tan. Người bệnh cần phân bổ thích hợp để cung cấp cho cơ thể.

Một số thực phẩm chứa chất xơ hòa tan có thể kể đến như: các loại đậu (tốt nhất là đậu nành), rau xanh,… Chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu hiệu quả, giúp giảm nguy cơ biến chứng của tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Ngoài ra, các loại thực phẩm như ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch) được gọi chung là thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan. Nhóm chất xơ này giúp cơ thể hấp thụ được lượng lớn chất dinh dưỡng và tinh bột tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho tim mạch.

Chính vì những lợi ích mà nhóm chất xơ mang đến cho sức khỏe, người mắc bệnh hở van tim cần phải nạp đủ lượng chất xơ vào cơ thể ít nhất 25g/người/ngày.
Không chỉ có thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, các loại thực phẩm chứa nhiều kali cũng giúp cơ thể người bệnh tim thêm sức đề kháng.

Một số thức ăn giàu kali có thể kể đến là chuối, nho, lê,… Khi dùng thức ăn này, cơ thể sẽ được bổ sung lượng kali tốt và giảm lượng kali xấu trong máu, giúp lượng máu bơm lên tim có chất lượng hơn.

Chất béo không bão hòa cũng nên được cho vào thực đơn khuyến khích người bệnh tim mạch sử dụng. Chất béo không bão hòa hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh hở van tim. Bạn có thể ăn những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như sau: các loại cá (đặc biệt là cá hồi giàu omega3), một số loại hạt như hạnh nhân, hạt Chia, hạt óc chó và thay việc dùng dầu ăn thông thường bằng dầu oliu trong chế biến.

Bệnh nhân hở van tim không chỉ nên ăn nhiều những thức ăn vừa kể trên, mà cần phải lưu ý kiêng một số thực phẩm có hại cho sức khỏe.


Người bệnh hở van tim cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, phù hợp, sinh hoạt đúng cách…sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe và đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh phương pháp chữa trị ăn chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Nếu còn thắc mắc hay cần được tư vấn thêm, mời bạn liên hệ theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558896 để được hỗ trợ tốt nhất.