Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Chứng bệnh thủy đậu lây qua đường nào


Bệnh thủy đậu là một bệnh không hiếm gặp bây giờ, và dường như, ai cũng mắc bệnh thủy đậu ít nhất 1 lần trong đời, vậy có bao giờ bạn tự hỏi, bệnh thủy đậu bắt nguồn từ đâu và tại sao những người xung quanh chúng ta lại bị

Bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào?

Bệnh thủy đậu rất dễ truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay có thể lây qua dịch mũi, miệng bắn ra trong không khí khi bệnh nhân nói, khóc, ho, hoặc hắt hơi; và từ dịch của các nốt thủy đậu. Bệnh lây nhiều nhất trong vòng 2 ngày đầu sau khi nổi ban, cũng có thể lây trước khi nổi 1 ngày. Khả năng lây truyền kéo dài trong 6 ngày.(ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh. Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thuỷ đậu của họ đóng vảy.

Khoảng 90% những nguời nào chưa từng bị thuỷ đậu trong gia đình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một nguời thân bị nhiễm bệnh.


PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM BỆNH THỦY ĐẬU NHƯ THẾ NÀO?

Bạn Vũ Thu Ngà thân mến, nếu con của bạn vẫn chưa từng bị thủy đậu bao giờ và môi trường xung quanh của cháu đang có nhiều trẻ bị bệnh này, cách tốt nhất là bạn hãy đưa cháu đi tiêm phòng vaccine càng sớm càng tốt. Hiện nay đã có vaccine phòng chống thủy đậu có hiệu quả cao, tỷ lệ phòng bệnh lên đến 80 – 90%.
– Trẻ 12 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa bị thủy đậu: tiêm 1 lần.
– Trẻ trên 13 tuổi và người lớn chưa bị thủy đậu: tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 8 tuần.
Sau khi tiêm vẫn cần lưu ý tránh các hình thức tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ. Bạn nên dặn cháu khi lên lớp không vui đùa quá thân thiết với các bạn, không dùng chung các vật dụng cá nhân…


Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Sau mổ căn bệnh ruột thừa nên ăn gì


Người bị viêm ruột thừa nên ăn gì để quá trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa là tình trạng sưng, nhiễm trùng nơi tắc nghẽn của ruột thừa. Làm cho người bệnh đau và khó chịu, ban đầu người bệnh sẽ đau vùng quanh rốn và chuyển dần sang đau phần bụng dưới phía bên phải lên, nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ và gây tràn mủ ra khu vực xung quanh, đe dọa tới tính mạng.

1. Khi vừa mới mổ ruột thừa

Đối với bệnh nhân vừa mới mổ ruột thừa xong, trong trường hợp từ 6-8 giờ mà không có các dấu hiệu nôn mửa do tác động của thuốc mê thì có thể uống bổ sung dinh dưỡng với sữa nóng và bù nước.

Từ 2 ngày sau đó, với những nhu cầu động ruột của bệnh nhân, chỉ nên ăn những món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp để dễ hấp thu. Và cần tránh ăn trứng, rau muống, hải sản… để vết thương không bị mưng mủ và gây sẹo.

Trong thời gian sau 1 tuần, bạn nên kết hợp đi lại vận động, thay đổi tư thế nằm để nhanh chóng làm lành vết thương.

2. Trong quá trình làm lành vết thương

Trong quá trình làm lành vết thương, chế độ ăn uống sẽ đa dạng hơn bởi cơ thể đã dần khỏe mạnh, ăn uống cũng thấy ngon miệng hơn. Bạn nên chọn những thực phẩm an toàn, vệ sinh, lành tính, không có tác dụng mưng mủ, làm sưng vết thương. Cụ thể là:

* Những loại thực phẩm dễ tiêu hóa:

Trong thời gian này, vết thương đã lành lặn hơn, bệnh nhân có thể ăn những món ăn dễ tiêu hóa khác như bún, phở, sữa chua… để có thêm dinh dưỡng, không nhàm khẩu vị và tiêu hóa tốt hơn.

Càng về sau chế độ ăn uống cũng nên đa dạng và nhiều dinh dưỡng hơn, để bệnh nhân có đủ sức khỏe hình thành sức đề kháng và làm lành vết thương nhanh chóng.

* Thực đơn đa dạng các loại thực phẩm:

Nên cung cấp các món ăn với những loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng, bổ để người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng, phòng ngừa các biến chứng và đẩy nhanh quá trình sản xuất tế bào mới để làm lành vết thương.

Các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá mòi... Cũng là loại thực phẩm tuyệt vời vì cá biển giàu omega-3, các khoáng chất và protein tốt cho cơ thể.


Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau khi mổ ruột thừa

- Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng với 4 nhóm là tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất.
- Chia nhỏ nhiều bữa ăn để giúp ruột dễ hấp thụ hơn.
- Thức ăn phải đảm bảo làm sạch, vệ sinh an toàn và thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga.
Như vậy qua đây bạn đã biết được sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì. Vì vậy cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để người bệnh nhanh phục hồi.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Triệu chứng sốt xuất huyết hãy nên ăn uống gì nhanh lành bệnh

Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút Dengue sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Vậy người sốt xuất huyết nên ăn gì để bệnh mau khỏi?


Cháo/súp
Trong một cuộc phỏng vấn các bệnh nhân đã từng bị sốt xuất huyết, tất cả họ đều được bác sĩ khuyến cáo là nên ăn cháo.
Khi bị bệnh này, bệnh nhân thường có biểu hiện chán ăn, thế nhưng nhịn ăn lại không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Vì thế, ăn cháo hoặc súp sẽ giúp họ dễ nuốt hơn, dễ tiêu hóa hơn, đồng thời đây cũng là cách bổ sung nước cho cơ thể.

Thực phẩm giàu protein như sữa, trứng, thịt gà
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các thực phẩm giàu protein như sữa, trứng, thịt gà giúp tăng sức đề kháng và chống lại virus dengue cực kỳ hiệu quả. Các bạn nên chế biến thành các món dễ ăn như luộc, hấp, nấu súp, tránh chế biến theo các kiểu nhiều dầu mỡ vì sẽ gây khó tiêu đó.

Trà thảo mộc
Đối với những người bị sốt xuất huyết, trà thảo mộc, điển hình là trà gừng có tác dụng rất tốt trong việc hạ sốt, thải độc, bổ sung nước và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, chúng ta nên pha trà loãng một chút, ngoài ra cũng không nên uống nhiều vì có thể gây phản tác dụng đó.



Những biểu hiện của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột nhưng lại tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là:

-Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt có nhiệt độ cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.

-Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.

-Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.