Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là một trong những căn bệnh về tim mạch. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh và rất khó kiểm soát. Hiện nay, số lượng người mắc phải căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Do bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhồi máu cơ tim. Do mạch vành bị hẹp, xơ vữa hoặc tắc nghẽn, khiến máu không kịp lưu thông tới tim. Vì thế, các hoạt động của tim sẽ bị ảnh hưởng.

Các cơ tim không được nuôi dưỡng kịp thời sẽ dẫn tới cơ tim bị hủy hoại. Vì thế, gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, các bệnh về tim mạch như tim to, rối loạn nhịp tim, đau tim bẩm sinh,… cũng tác động gây nhồi máu cơ tim.

Do người bệnh béo phì

Hấp thu quá nhiều chất béo không tốt sẽ dẫn tới tình trạng béo phì ở nhiều người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nhổi máu cơ tim. Sở dĩ như vậy là do, khi người bệnh cung cấp quá nhiều chất béo như thực phẩm chứa nhiều mỡ, mỡ động vật sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu.

Điều này sẽ dẫn tới rối loạn tuần hoàn máu, hình thành các mảng bám trên thành mạch máu. Vì thế, gây tắc nghẽn mạch máu và ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động của tim.

Do vận động quá sức chịu đựng

Sức chịu đựng của cơ thể con người luôn giới hạn. Vì thế, nếu chúng ta làm việc quá mức chịu đựng của cơ thể thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng rối loạn nhịp tim. Hiện tượng này làm thay đổi dòng điện thế trong tim và có thể ảnh hưởng tới các cơ tim, gây nhồi máu cơ tim ở người bệnh.

Ngoài những nguyên nhân trên, một số trường hợp khác có thể nhồi máu cơ tim như tác động từ quá trình chuyển hóa các chất không tốt trong cơ thể như khói thuốc lá, bia rượu, cafein,…

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Thống kê một số thực phẩm không tốt cho tim

Trái tim luôn cần được chăm sóc khỏe mạnh, ngay từ những thực phẩm yêu thích cũng có thể làm tim bị suy yếu. Hãy chiêm nghiệm những loại thực phẩm sau và hạn chế chúng trong các bữa ăn của mình hàng ngày nhé.

Thống kê một số thực phẩm không tốt cho tim


Soda: Thành phần đường đơn chứa trong những chai nước uống soda có thể kích thích phản ứng viêm và làm gia tăng nồng độ đường huyết. Tất cả những điều này sẽ làm tăng áp lực lên thành động mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch của bạn. Uống càng nhiều thì nguy cơ của bạn càng cao.

Thịt lợn muối: Tiêu thụ nhiều các loại thịt có chứa mỡ như thịt lợn muối hay thịt sườn có thể gây rắc rối cho trái tim của bạn. Theo Patton, nghiên cứu đã chứng minh các loại thịt đỏ có thể làm gia tăng số lượng các vi khuẩn có hại tại ruột. Mặc dù ý kiến về việc liệu thịt đỏ có thực sự có hại cho tim mạch hay không vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên lựa chọn nhiều thịt nạc hơn cho chế độ ăn của mình.

Xúc xích: Những loại thịt trải qua nhiều công đoạn chế biến như xúc xích thường được cho thêm rất nhiều loại chất phụ gia. Ngoài ra, có những bằng chứng cho thấy tiêu thụ loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Các loại bánh nướng: Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada, bất cứ loại thực phẩm nào có chứa các loại “đường ăn, đường nâu, si rô ngô, si rô lá phong, mật ong, mật đường và những chất làm ngọt khác” đều làm gia tăng sự xuất hiện của các stress oxy hóa trong cơ thể. Hậu quả là những thực phẩm chứa nhiều đường – như bánh ngọt – có thể gây tắc động mạch, cao huyết áp, suy tim và những bệnh tim mạch khác.

Carbohydrat tinh chế: Những thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế cũng thường được bổ sung thêm rất nhiều đường và các chất phụ gia, không thành phần nào trong số này là tốt cho tim mạch cả. Theo các chuyên gia, những loại gia vị thông thường như sốt cà chua và sốt salad, cũng như là sốt mỳ ống, bánh mỳ và sữa chua ít béo là những nguồn thực phẩm thường chứa nhiều đường cũng như carb tinh chế.

Kem cà phê: Cũng giống như margarine và shortening, những loại kem cà phê cũng có chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa. Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng phải kể đến như bỏng ngô chế biến bằng lò vi sóng và bất cứ loại thực phẩm nào có đề thành phần “dầu hydrogen hóa” trên nhãn.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Phòng ngừa bệnh tim mạch thế nào tốt nhất

Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và đời sống hàng ngày của người bệnh. Trong mỗi chúng ta, thật khó để biết trước rằng, căn bệnh này gõ cửa nhà ai và lúc nào. Vì thế, chúng ta nên tìm cách tự bảo vệ mình trước căn bệnh nguy hiểm này.

Phòng ngừa bệnh tim mạch thế nào tốt nhất

Bảo vệ trái tim bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ

Nếu biết quan tâm, chăm sóc tới sức khỏe, chắc chắn bạn sẽ hạn chế thấp nhất những nguy cơ về bệnh tim mạch xảy ra đối với mình. Vì thế, hãy phòng ngừa bệnh tim mạch bằng cách thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng/lần.

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp tầm soát những vấn đề liên quan tới sức khỏe và các dấu hiệu của bệnh tim mạch. Từ đó, người bệnh sẽ có biện pháp xử trí và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe của mình và cho trái tim, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế có đầy đủ các dịch vụ y tế và trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại.

Đây là điều vô cùng quan trọng, vì chỉ với trang thiết bị y tế hiện đại mới có thể kiểm tra chính xác nhất các vấn đề liên quan tới bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, hẹp động mạch,… Từ đó, mới có thể đưa ra phương pháp điều trị cụ thể, chính xác và hiệu quả.

Bí quyết bảo vệ trái tim từ cuộc sống

Bệnh tim xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như, tình trạng xơ vữa và tắc nghẽn động mạch ở bệnh mạch vành hoặc do dư thừa hàm lượng Cholesterol trong máu ở những người béo phì, người mắc bệnh tiểu đường,… hay do các yếu tố tự nhiên như dị tật bẩm sinh, di truyền,…

Tuy nhiên, khởi nguồn của những nguyên nhân trên lại chủ yếu từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. Đơn cử, người thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo sẽ dẫn tới xơ vữa động mạch, béo phì, gây dư thừa cholesterol trong máu, khiến máu không thể lưu thông và cung cấp tới tim, hình thành nên các bệnh về tim mạch.

Hoặc, những người làm việc trong trạng thái cố định, lười vận động và rèn luyện thể dục thể thao, dẫn đến tuần hoàn máu kém, làm thay đổi dòng điện thế trong tim, khiến nhịp tim rối loạn.

Hay, những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,… sẽ làm xáo trộn quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Các thành phần hóa học trong những sản phẩm này sẽ tạo ra các phản ứng, làm rối loạn cơ chế hoạt động của tim mạch,…

Chính vì thế, để bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh, mỗi chúng ta cần tiết chế lại các hoạt động của mình. Cần xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và tăng cường rèn luyện cơ thể để loại bỏ các căn bệnh liên quan tới tim.

Hãy bảo vệ trái tim của bạn ngay từ bây giờ, ngay hôm nay để trái tim luôn khỏe mạnh và duy trì mọi hoạt động ổn định. Đây cũng là yếu tố giúp cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Bị bệnh tim uống trà xanh có tốt không?

Trà xanh là một loại thảo mộc được lưu truyền từ nhiều đời nay với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Khi mệt mỏi, căng thẳng chỉ cần uống một cốc trà xanh sẽ giúp tinh thần trở nên thư thái hơn. Không chỉ có vậy, trong Đông y, trà xanh còn được coi như một loại thuốc quý giúp ngăn ngừa viêm nhiễm  và giảm viêm, tiêu sưng. Vậy người bị bệnh tim uống trà xanh có tốt không?

Uống trà xanh có tốt cho người bị bệnh tim không?

Tác dụng của trà xanh đối với người bệnh tim


Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học y Havard cho biết, những người thường xuyên uống trà xanh có tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch ít hơn nhiều lần so với những người bình thường.

Điều đó chứng tỏ, trà xanh ít nhiều có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Cũng theo nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tim có nguy cơ nhồi máu cơ tim và tử vong do bệnh tim giảm 26% sau khi sử dụng trà xanh hàng ngày.

Trong trà xanh có chứa rất nhiều kháng sinh tự nhiên và các thành phần giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa và tắc nghẽn động mạch, làm nhiệm vụ cung cấp máu cho tim.

Ngoài ra, trà xanh còn giúp tăng cường máu tới các bộ phận giúp tinh thần luôn minh mẫn, lạc quan. Việc sử dụng trà xanh mỗi ngày cũng giúp loại bỏ hàm lượng cholesterol dư thừa trong máu và trong cơ thể.

Những lưu ý khi sử dụng trà xanh đối với người bệnh tim


Trà xanh rất tốt cho người bệnh tim nhưng không phải lúc nào sử dụng trà xanh cũng có ích. Vì thế, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

Không sử dụng trà xanh vào thời điểm cơ thể đang đói. Vì trà xanh có thể làm tụt huyết áp, gây cồn cào cơ thể hoặc người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt, nôn trớ do say trà.

Không nên sử dụng khi tăng huyết áp do sốc, nhồi máu cơ tim,… Vì thành phần trong trà xanh có thể tăng cho huyết áp tăng cao hơn, thần kinh bị kích thích mạnh không tốt cho sự vận hành của hệ thần kinh trung ương.

Không nên uống trà xanh vào buổi tối, trước khi đi ngủ sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, không tốt cho sức khỏe.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Đau thắt ngực, khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu một ngày nào đó, bạn phát hiện mình thường xuyên có dấu hiệu đau tức ngực, khó thở thì bạn hãy nghĩ ngay tới biểu hiện của bệnh tim. Đây là những triệu chứng đặc trưng của các bệnh về tim mạch như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,…

Để biết tình trạng sức khỏe của mình là gì, biện pháp tốt nhất là các bạn hãy tới cơ sở y tế thăm khám. Tuy nhiên, các bạn có thể nắm bắt những biểu hiện chung của bệnh tim  qua những thông tin dưới đây.

Cơn đau thắt ngực, khó thở là dấu hiệu của bệnh tim

Những biểu hiện của bệnh tim


Bệnh tim là tổng hợp của rất nhiều căn bệnh liên quan tới hệ tim mạch của chúng ta. Mỗi căn bệnh có những biểu hiện, tính chất và tác hại khác nhau. Tuy nhiên, nhóm bệnh này có những đặc điểm chung là tình trạng đau tức vùng ngực và khó thở.

Những cơn đau này có thể dồn dập hoặc ngắt quãng thành từng đợt. Cảm giác đau kèm theo nhức nhối hoặc nhói như kim châm. Khi bị đau tim, người bệnh trở nên khó thở, thở gấp và hơi thở yếu ớt.

Ngoài ra, bệnh còn có biểu hiện như tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, cơ thể toát nhiều mồ hôi, da dẻ xanh xao, tím tái. Đồng thời, có thể dẫn tới tình trạng đái tháo đường. Nhiều trường hợp xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nôn trớ và có thể dẫn tới đột quỵ hoặc tử vong đột ngột.

Nguyên nhân gây đau tức ngực, khó thở ở người bệnh tim


Bệnh tim mạch nói chung do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, bẩm sinh, do tuổi tác hoặc do sự gia tăng lượng cholesterol trong cơ thể, dẫn tới xơ vữa hoặc tắc nghẽn động mạch. Từ đó, nguồn máu nuôi tim không được đáp ứng kịp thời gây hủy hoại cơ tim và gây ra hàng loạt căn bệnh về tim mạch.

Đối với triệu chứng đau tức ngực, khó thở: Nguyên nhân gây ra hiện tượng này khởi phát từ sự bất thường của vòng điện thế trong tim khiến cho nhịp đập của tim bị rối loạn, máu không được lưu thông tới các bộ phận, đặc biệt là phổi nên người bệnh hô hấp kém, khó thở và đau tức ngực.

Ở các trường hợp nhồi máu cơ tim, tim to sẽ gây chèn ép lên các bộ phận xung quanh gây đau tức hoặc nhói ở vùng ngực, người bệnh bị tụt huyết áp, cơ thể  có dấu hiệu xuống sức nghiêm trọng và mệt mỏi.

Để xác định chính xác triệu chứng đau tức ngực, khó thở thuộc căn bệnh nào, điều tốt nhất là các bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc để điều trị khi chưa được sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

Bệnh tim to là gì và nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh tim to là gì?


Bệnh tim to hay còn gọi là giãn buồng tim, là tình trạng kích thước của tim vượt quá so với kích thước của lồng ngực, gây chèn ép lên các bộ phận xung quanh. Thông thường kích thước đường kính của tim nhỏ hơn ½ kích thước của lồng ngực. Khi ấy, tim mới có thể vận hành dễ dàng các hoạt động co bóp của mình mà không hề ảnh hưởng tới lồng ngực hay các vùng xung quanh.

Bệnh tim to là gì và nguyên nhân gây bệnh?

Tuy nhiên, do các vấn đề về tim mạch mà kích thước của tim trở nên to bất thường khiến cho các hoạt động co bóp của tim không thể diễn ra bình thường gây đau tim, chèn ép dây thần kinh và các bộ phận xung quanh.

Nguyên nhân gây ra bệnh tim to


Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây to tim vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm kiếm. Tuy nhiên, yếu tố khiến tim to là do sự bất thường trong hoạt động của các cơ tim, tâm thất hoặc tâm nhĩ,…

Các yếu tố dẫn tới sự bất thường này có thể do tình trạng cholesterol trong máu cung cấp tới tim tăng cao khiến cho kích thước của tim ngày một to lớn hơn so với kích thước bình thường. Tình trạng đó thường xuất phát từ những người có thể trạng béo phì, người tiêu thụ quá nhiều chất béo, người mắc bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích,…

Làm thế nào để nhận biết bệnh tim to?


Bệnh tim to xảy ra ở bất cứ ai nhưng trẻ nhỏ (nguyên nhân bẩm sinh), người cao tuổi, người có thể trạng béo phì, người thường xuyên sử dụng chất kích thích,…sẽ mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh thường có những biểu hiện như: đau tức ngực, khó thở, hơi thở ngắn và gấp, đau giữa lồng ngực, tê mỏi chân tay hoặc rối loạn nhịp tim,…

Đi kèm với các triệu chứng trên thường là tình trạng phù nề ở mặt, bàn tay, bàn chân,…cơ thể người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Ngoài ra, người bệnh có thể tụt hoặc tăng huyết áp đột ngột, đột quỵ trong khi làm việc,…

Tác hại của bệnh tim to


Bệnh tim to ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của người bệnh do những cơn đau thắt ngực, khó thở và rối loạn nhịp tim gây ra. Tim to sẽ chèn ép lên lồng ngực và các bộ phận xung quanh khiến cho các bộ phận này sẽ bị ảnh hưởng và không thể hoạt động bình thường. Người bệnh sẽ gặp một loạt các vấn đề về sức khỏe như suy nhược cơ thể, khó khăn trong việc ăn uống, hô hấp, vận động,…

Trong trường hợp kích thước của tim quá lớn, gây chèn ép mạnh lên các bộ phận xung quanh sẽ dẫn tới tử vong đột ngột, nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Để phòng ngừa bệnh tim to, mỗi chúng ta cần có ý thức để bảo vệ mình. Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm nhất những yếu tố có thể gây ra bệnh tim to. Bên cạnh đó, các bạn cần kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng béo phì, thừa cân, hạn chế rượu bia, thuốc lá, cafein,…

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Những tác nhân gây bệnh tim mạch không thể bỏ qua

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý dễ gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Có nhiều tác nhân gây bệnh tim mạch mà hầu hết người bệnh thường bỏ qua như:

Tác nhân gây bệnh tim mạch không nên bỏ qua

Uống ít nước

Qua khảo sát 20.000 người khỏe mạnh (cả nam và nữ), các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Loma Linda ở bang California (Mỹ) nhận thấy những người uống hơn 5 ly nước mỗi ngày ít có nguy cơ bị đau tim hoặc mắc bệnh tim mạch so với những người uống ít hơn 2 ly nước mỗi ngày.

Các chuyên gia Mỹ tin rằng tình trạng thiếu nước góp phần làm đặc lượng máu lưu thông trong cơ thể, qua đó làm tăng nguy cơ đau tim.

Ngủ sau nửa đêm

Thức khuya dễ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng cùng với thói quen ăn đêm dễ khiến bạn mắc bệnh tim mạch.

Các chuyên gia thuộc Bệnh viện Misao ở Gifu (Nhật Bản) phát hiện những người ngủ muộn thường bị căng thẳng tinh thần và thức khuya hơn để uống rượu, hút thuốc hoặc ăn những loại thực phẩm nhiều đường và chất béo dễ gặp những vấn đề về tim mạch nhiều hơn những người ngủ đúng giờ. Tất cả những thứ này đều có thể gây nên bệnh tim mạch.

Tình dục thiếu an toàn

Tình dục không an toàn dễ gây các bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim mạch.
Chlamydia, một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến ở cả nam lẫn nữ, có thể gây bệnh tim mạch. Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Ontario và Đại học Toronto (Canada) phát hiện vi khuẩn này có thể làm rối loạn hệ miễn dịch, gây viêm nhiễm cho tim và dẫn đến tình trạng xơ cứng động mạch, tác nhân gây đau tim. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể đóng vai trò quan trọng gây bệnh tim mạch và ung thư.

Mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm dễ khiến phụ nữ mắc bệnh tim mạch do nội tiết tố nữ có tác dụng bảo vệ tim.
Theo các chuyên gia thuộc Đại học Alabama (Mỹ), phụ nữ mãn kinh sớm đối mặt với nguy cơ đau tim khi về già cao gấp 2 lần so với phụ nữ bình thường. Nghiên cứu trên 2.500 phụ nữ mãn kinh trước năm 50 tuổi cho thấy họ dễ mắc bệnh tim hơn. Nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng là do nội tiết tố sinh dục nữ (oestrogen) có tác dụng bảo vệ tim, hàm lượng oestrogen giảm dần sau khi mãn kinh.

Không tiêm ngừa cúm

Theo tiến sĩ David Grainger thuộc Đại học Cambridge (Anh), thường có nhiều ca đau tim hơn vào các tháng 11, 12 và tháng 1 trong năm. “Tình trạng này có thể liên quan đến sự gia tăng các ca bệnh và lây nhiễm thường xảy ra trong những tháng mùa đông, vốn làm gia tăng các chứng viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu bạn có bệnh tim, tiêm phòng cúm có thể giúp giảm rủi ro này”, ông Grainger cho biết. Ngoài ra, thời tiết lạnh vào mùa đông khiến mạch máu co thắt lại, làm tăng huyết áp nên dễ dẫn đến đau tim.

Ăn trái cây mỗi ngày giúp trái tim của bạn khỏe mạnh hơn

Ăn trái cây mỗi ngày giúp giảm 40% nguy cơ bệnh lý tim mạch, ngoài ra giúp phòng tránh 16% trường hợp tử vong do bệnh lý này.

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh có số người mắc phải rất cao trong xã hội hiện nay, nếu không được phòng tránh và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Tuy vậy để phòng ngừa bệnh tim mạch lại là điều đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể chủ động chọn lựa để có một trái tim khỏe mạnh!

Ăn trái cây mỗi ngày giúp trái tim khỏe mạnh hơn


Theo nghiên cứ đăng trên Tạp chí Y khoa New England cho thấy, ăn trái cây mỗi ngày giúp giảm 40% nguy cơ bệnh lý tim mạch, ngoài ra giúp phòng tránh 16% trường hợp tử vong do bệnh lý này.

Các nhà nghiên cứu của Đại học  Oxford- Anh, Đại học Pekin –Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu ở 512.891 người Trung Quốc, tuổi từ 35-74 không có bệnh lý tim mạch và họ nghiên cứu mối tương quan giữa chế độ ăn giàu trái cây và nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các dữ liệu y tế, chỉ số khối cơ thể và thói quen ăn uống hàng ngày của những người tham gia. Người ta ghi nhận rằng chỉ 18% trong số họ có thói quen ăn trái cây hàng ngày (những người có thói quen này thường là những người trẻ, ở vùng thành phố, có trình độ học vấn, uống rượu bia vừa phải) và đã làm giảm 40% nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, 25% nguy cơ tai biến mạch não do thiếu máu cục bộ, 36% nguy cơ tai biến mạch não do xuất huyết, ngoài ra huyết áp và đường máu cũng ở mức thấp.

Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ trái cây hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên, 16% các trường hợp tử vong do các bệnh tim mạch có thể được ngăn chặn.

Trái cây và các loại rau quả rất cần thiết cho sức khỏe, là thực phẩm rất giàu chất khoáng, chất xơ và vitamin. Giúp dự phòng mắc các bệnh thường xảy ra ở người lớn như ung thư, đái đường, béo phì, tim mạch…

Vì vậy hãy nên ăn trái cây mỗi ngày vì sức khỏe của bạn, vì trái tim của bạn. Thật không có gì tốt hơn !!

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Tăng cường sức khỏe tim mạch bằng những cách nào?

Vấn đề tim mạch là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là những người cao tuổi... Chính vì thế chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa các bệnh tim mạch một cách tốt nhất. Trong bài viết này chúng tôi sẽ mách nhỏ cho các bạn một số cách tăng cường sức khỏe tim mạch mà không cần thay đổi hoàn toàn lối sống.



Tập yoga

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tập Yoga giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: cao huyết áp, sưng viêm mạch máu,..

Trường Đại Học Y khoa Washington có một số công trình nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân mắc chứng rung nhĩ nếu tập yoga kèm uống thuốc sẽ giảm được một nửa số lần loạn nhịp tim so với những người chỉ uống thuốc. Mặc dù không phải là cách điều trị bệnh rung nhĩ, nhưng tập yoga ít nhất 2 lần - 3 lần/tuần liên tục 3 tháng cũng cải thiện được sức khỏe tim mạch nhờ làm dịu mức độ lo lắng và giảm đáng kể nhịp tim lúc nghỉ.

Kết bạn

Nếu bạn hoặc ai đó đã từng bị đau tim, hãy tạo dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với bạn bè, anh em họ hàng thân thiết để cảm thấy cuộc sống hạnh phúc hơn, ấm áp hơn sẽ giúp giảm 1 nửa nguy cơ đau tim trở lại. 

Một nghiên cứu của Trường đại học Oswego cho thấy huyết áp giảm khi chúng ta dành thời gian bên những người bạn hoặc vợ/chồng. Các mối quan hệ xã hội bền chặt giúp chúng ta có thói quen sống khỏe mạnh hơn và ít bị trầm cảm hơn. Ngoài ra, còn do sự thay đổi của các hormone và hệ thần kinh làm giảm sự căng thẳng và lo âu.

Chocolate đen

Chocolate đen chứa rất nhiều bột ca cao. Chất chống oxi hóa này giúp làm giãn các mạch máu, hạ huyết áp và kiểm soát lượng đường trong máu. Chỉ cần ăn khoảng 43g chocolate đen nhỏ thì cơ thể bạn sẽ hấp thu được tất cả các chất tốt cho tim mạch mà không làm tăng thêm lượng đường, calo hay chất béo nào.

Vận động thể dục thường xuyên

Khi theo dõi các hoạt động trong ngày của một nhóm nam giới, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Nam California (Mỹ) nhận thấy những người ít vận động nhất có nguy cơ chết vì bệnh tim mạch cao hơn 64% so với những người năng động hơn.

Ngồi quá nhiều có thể làm cho các loại chất béo xấu tích tụ lại quanh tim và dẫn đến sự gia tăng cholesterol, đường huyết, triglyceride và vòng eo. Điều đó vẫn đúng đối với những người tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, theo 1 báo cáo trên Tạp chí Tim Mạch châu Âu, nghỉ ngơi thư giãn trong một thời gian ngắn giúp chống lại tác động xấu của việc ngồi quá nhiều.

Ăn các món salad tốt cho tim

Hãy bắt đầu với các loại rau xanh, chúng là nguồn cung cấp vitamin và các dưỡng chất từ thực vật vốn có tác dụng giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và trầm cảm. Sau đó, cho vào nửa tách măng tây hấp hoặc 2 lát bơ. Đây là các những thực vật giàu folate, loại vitamin giúp ngăn chặn chứng sưng viêm mạch máu. Để giảm LDL cholesterol, hãy thay những lát bánh mì nướng bằng một nắm hạnh nhân hoặc quả nam việt quất. Cuối cùng, hãy cho một ít nước xốt trộn dầu giấm lên trên. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Harvard cho biết, 2 muỗng canh dầu giấm mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tim mạch ở phụ nữ.

Ngủ đủ giấc

Ngủ quá nhiều hay quá ít đều có hại cho tim. Một nghiên cứu của trường Y khoa Chicago chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim cao hơn 2 lần và và đối với bệnh suy tim xung huyết là 1.5 lần. Tuy nhiên, những người ngủ hơn 8 tiếng 1 đêm lại có khả năng bị đau ngực hoặc các bệnh liên quan đến động mạch vành nhiều hơn.

Ngủ không đủ giấc sẽ kích thích hệ thần kinh tiết ra với mức cao loại hormone gây stress “chống hoặc chạy” (phản ứng stress cấp tính) làm tăng huyết áp, nhịp tim và đường huyết. Ít ngủ cũng làm chúng ta mập hơn và điều này sẽ gây sức ép cho tim. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy những người ngủ quá nhiều sẽ dễ bị trầm cảm và lười tập thể dục, hoặc họ không có đủ thời gian và năng lượng để theo có được các thói quen tốt cho tim.

Dấu hiệu cảnh báo tim không khỏe

Tim mạch được coi là sát thủ âm thầm đe dọa tính mạng người bệnh. Nhận biết sớm những dấu hiệu cảnh báo tim không khỏe để sớm phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.


Mệt mỏi

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày dù chẳng có áp lực nào cả thì đã đến lúc đi khám bởi trái tim có thể đang gặp vấn đề rắc rối. Các chuyên gia nói rằng khi tim đang để bơm máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể gặp các vấn đề về bệnh tim mạch.

Sưng tấy

Khi chân và tay bỗng nhiên bị sưng bất thường thì nên đi kiểm tra các bệnh liên quan đến tim mạch. Sưng chân tay có thể do trái tim hoạt động chậm chạp, lưu lượng máu bị hạn chế và tích tụ trong tĩnh mạch làm cho nó sưng lên.

Đau tức ngực

Đau ngực là một dấu hiệu cho thấy tim đang gặp rắc rối. Đau ngực xảy ra vào ban đêm hoặc ngay sau khi thức. Tốt nhất nên thực hiện điện tâm đồ để đảm bảo rằng trái tim đang hoạt động tốt.

Khó thở

Khó thở bởi vì trái tim không bơm máu hiệu quả. Máu được thu thập trong các tĩnh mạch và có thể rò rỉ vào trong phổi gây khó thở và mệt mỏi.

Chóng mặt

Nếu cảm thấy chóng mặt mà không có lý do nào thì nên đi kiểm tra tim mạch. Có thể tim của bạn đang hoạt động không tốt và nó cần trợ giúp.

Khó tiêu

Chứng khó tiêu có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nếu như loại trừ vấn đề khác đó mà chứng khó tiêu vẫn tiếp tục thì nên thực hiện điện tâm đồ. Các chuyên gia nói rằng, khi tim không bơm đủ máu, dạ dày và hệ tiêu hóa không thể hoạt động hiệu quả được.

Không thể đi bộ

Bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu, ngay cả đi bộ chỉ 5-10 phút. Nếu tình trạng này được đi kèm với chuột rút ở chân thì đó là một dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên.

Rối loạn nhịp tim

Nhịp đập bất thường có thể do van tim có vấn đề. Đừng bỏ qua dấu hiệu này và nên đi kiểm tra bởi trái tim có thể không khỏe.

Đổ mồ hôi quá nhiều

Khi mồ hôi túa ra quá nhiều thì là dấu hiệu cho thấy trái tim đang mệt mỏi và uể oải.

Tiếng đập to

Tiếng đập tim to có thể là dấu hiệu cảnh báo van tim của bạn có vấn đề như hở van tim. Vì vậy bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt.